SDN là gì ?
Software-Defined Network (SDN) là một kiến trúc mạng linh hoạt và điều khiển tập trung có thể lập trình được (programmed). Nó giúp cho người quản trị có thể dễ dàng quản lý được toàn bộ hệ thống mạng và triển khai và thi hành các chính sách dich vụ khác nhau.
Thông qua các giao diện mở APIs được cung cấp sẵn, SDN cho phép lập trình các hành vi mạng theo cách kiểm soát tập trung. Bằng cách mở ra một hạ tầng mạng truyền thống và triển khai SDN control layer, chúng ta có thể quản lý toàn bộ hệ thống mạng và các thiết bị một cách đồng thời mà không cần quan tâm đến mức độ phức tạp của hạ tầng bên dưới.
Kiến trúc và các thành phần cơ bản
- Application layyer (SDN App)
- Control plane
- Data plane
Điều gì khiến SDN khác biệt so với các mô hình mạng truyền thống ?
- Network programmability: SDN linh họat trong việc điều khiển tập trung thông qua phần mềm, bằng cách triển khai các dịch vụ trên bộ điền khiển (controller). Nhờ đó mà các nhà điều hành mạng có thể điều chỉnh hành vi của mạng lưới của họ để hỗ trợ các dịch vụ mới.
- Logically centralize intelligence and control: SDN được xây dựng trên hình mạng tập trung logical network topologies, cho phép linh động kiểm soát và quản lý tài nguyên mạng. Trong mô hình mạng truyền thống các thiết bị hầu như còn hoạt động riêng rẽ và nhận thức hạn chế về trạng thái của mạng. Bằng việc kiểm soát tập trung dựa trên nền tảng SDN cung cấp các vấn đề liên quan đến điều phối lưu lượng, quản lý băng thông, back-up và bảo mật có thể dễ dàng linh động thực hiện và tối ưu hóa một cách tốt nhất.
- Abstraction of the network: Khác với mô hình mạng thông thường thông tin cấu hình của từng thiết bị thường được quản lý chặt chẽ thông qua các giao diện-interface phần cứng, điều này gây khó dễ vô cùng cho người quản trị khi mà số lượng thiết bị ngày càng một tăng lên đáng kể. Các dịch vụ và ứng dụng chạy trên công nghệ SDN được tóm tắt trừu tường và cụ thể hóa thông qua mô hình mạng vật lý kết nối trực tiếp.
- Openness: Kiến trúc SDN mở ra một kỷ nguyên mới cho phép mở rộng khả năng tương tác giữa các nhà cung cấp. Các APIs mở hỗ trợ nhiều ứng dụng bao gồm: điện toán đám mây, OSS?BSS/ SaaS,... Thông qua chuẩn giao thức mở OpenFLow bộ điều khiển có thể dễ dàng liên kết và trao đổi thông tin với hạ tầng mạng vật lý bên dưới. Một điểm lợi thế của công mạng SDN đối với người quản trị mạng là khả năng lập trình được thông qua các giao diện SDN APIs. Từ đó SDN cho phép người sử dụng có thể phát triển các ứng dụng riêng trên tầng ứng dụng như: thực hiên các chính sách bảo mật, monitor lưu lượng , nhận biết các cấu hình trong mạng,..